Thứ sáu, Ngày 19 Tháng 4 Năm 2024

Tin tức

Gửi Email In trang Lưu
Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh năm 2020

24/04/2020 09:08

OCOP - Hà Giang với đặc thù là tỉnh miền núi, có nhiều lợi thế để phát triển cũng như thúc đẩy sản xuất chế biến, tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp và các sản phẩm chủ lực năm 2020. Ngày 20/4/2020, Ban điều hành sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh (Ban điều hành 1808) đã ban hành Kế hoạch số 99/KH-BĐH về triển khai thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh năm 2020.

Sản phẩm mật ong Bạc Hà, Mèo Vạc

 

Trong thời gian qua cùng với sự quan tâm nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và bà con nông dân, giá trị sản xuất hàng hóa nông nghiệp của tỉnh từng bước được nâng lên, lợi thế của địa phương ngày càng được phát huy, tạo ra các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường; thu nhập và đời sống của người dân tiếp tục được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Phát triển nông nghiệp hàng hóa chủ lực đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc ban hành Kế hoạch số 99/KH-BĐH là một giải pháp nhằm lựa chọn sản phẩm chủ lực có sự chắt lọc kỹ lưỡng, thực sự là biểu tượng của địa phương có khả năng đầu tư và phát triển. Sản phẩm mật ong Bạc Hà và cam sành Hà Giang là 02 sản phẩm được lựa chọn là sản phẩm đột phá trong năm 2020 cụ thể:

1. Sản phẩm mật ong Bạc Hà

Để phát triển sản phẩm mật ong Bạc Hà năm 2020 thực sự trở thành sản phẩm hàng hóa riêng biệt, ổn định, đứng vững trên thị trường, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cần xác định đây là sản phẩm chủ lực để thúc đẩy kinh tế của người dân. Phải có sự kiểm soát, kiểm tra, chặt chẽ tuyệt đối không để ong ngoại lai vào địa bàn vùng chỉ dẫn địa lý. Kiểm tra theo dõi quy trình nuôi, khai thác, bảo quản mật; ứng dụng khoa học kỹ thuật để kiểm soát tạp chất, dự lượng kháng sinh, lượng đường C4, … đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng mật ong Bạc hà theo đúng tiêu chuẩn đã công bố. Cải tiến mẫu mã, bao bì, đóng gói, gắn với tem mác truy suất nguồn gốc sản phẩm, áp dụng hệ thống ISO, công cụ cải tiến năng suất chất lượng...

 

 

Mùa hoa Bạc Hà -Mùa con ong đi lấy mật

Bảo tồn và phát triển đàn ong nội địa tại 04 huyện vùng cao phía bắc gắn với triển khai các biện pháp quyết liệt, thực hiện tốt việc phát triển diện tích hoa Bạc Hà. Tuyên truyền, vận động liên kết giữa các hộ nuôi ong quy mô nhỏ, lẻ với các doanh nghiệp HTX để tập trung đầu mối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn với phát triển, quản lý và sử dụng hiệu quả vùng nguyên liệu;…

2. Sản phẩm cam sành Hà Giang

Phát triển cam sành thực sự trở thành hàng hóa, có chất lượng đồng đều, mẫu mã đẹp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc để giữ vững vị thế, uy tín, thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cam sành tại thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến các sản phẩm từ cam như: Nước ép cam cô đặc,  xiro cam, xà phòng cam, tinh dầu cam,…

Nước cam thơm ngon bổ dưỡng và đặc biệt rất tốt cho sức khỏe

Xây dựng hoàn thiện Đề án phát triển cây cam và cây ăn quả có múi bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2025 định hướng đến 2030. Tuyên truyền vận động HTX, hộ trồng cam thực hiện thay thế diện tích cam trồng già cỗi bằng các giống cam khác đem lại năng xuất chất lượng cao. Duy trì và phát triển, gắn với hướng dẫn, kiểm tra giám sát quy trình sản xuất đối với diện tích cam trồng theo tiêu chuẩn vietGAP để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm.

 

 

Cây cam sành tại xã Ngọc Linh, Vị Xuyên, Hà Giang

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm mật ong Bạc hà và cam sành Hà Giang thông qua: Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh, bản tin, ấn phẩm, video clip,… Tổ chức lồng ghép quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối với các nhà phân phối và các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước về sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Theo đó, để đạt được những kết quả đột phá đối với 02 sản phẩm mật ong Bạc Hà và cam sành Hà Giang các cấp, ngành cần phải phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống. Xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương các sở, ngành, các huyện, thành phố chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư có tâm, có tầm và luôn đồng hành cùng nông dân trong việc tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực. Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập./.

Thanh Cao

Tin khác

DỪNG TỔ CHỨC GIẢI MARATHON “CHẠY TRÊN CUNG ĐƯỜNG HẠNH PHÚC NĂM 2020” (08/04/2020 13:26)

Nông sản Bắc Quang tiếp cận thị trường Hà Nội (13/01/2020 16:56)

Nông sản địa phương vươn ra "biển lớn" (09/01/2020 08:00)

Tuần hàng cam sành, các sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tại Big C Thăng Long (Hà Nội) (25/12/2019 17:00)

Công bố kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (21/12/2019 08:32)

Khai trương điểm giới thiệu các đặc sản - sản phẩm OCOP của Hà Giang tại Hà Nội (20/12/2019 16:55)

69 sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP (11/12/2019 10:53)

Đánh giá, phân hạng chất lượng sản phẩm OCOP (05/12/2019 08:50)

Huyện Mèo Vạc có 5 sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP (02/12/2019 08:00)

Hoàng Su Phì: Xã Thông Nguyên thực hiện chương trình OCOP (25/11/2019 09:44)